Nhắc đến Hội An không thể không nhắc đến chùa Cầu Hội An. Cây cầu vắt qua 400 năm lịch sử, chính là mảnh ghép nối liền giữa quá khứ và hiện tại của Hội An. Và bạn có biết, hình ảnh chùa Cầu cũng chính là hình ảnh xuất hiện trên tờ tiền polymer 20.000 VNĐ không ? Ngôi chùa ngày nay vẫn uy nghi và trầm mặc, là nhân chứng lịch sử cho một thời vàng son vang bóng. Hãy cùng mình khám phá ngay địa điểm này nhé!
Chùa Cầu Hội An – Dấu ấn thời gian ngưng đọng
Chùa Cầu Hội An ở đâu ? : Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam
Chùa Cầu cổ kính, trầm mặc, nép mình giữa một phố cổ Hội An nhộn nhịp, sầm uất. Nằm vắt ngang qua dòng sông Thu Bồn hiền hòa, ngôi chùa này được xem như điểm sáng của du lịch Hội An nói riêng và du lịch Quảng Nam nói chung.
Hội An xưa kia là một trong những thương cảng đông đúc bậc nhất của miền Trung. Nơi đây, tập trung các thương nhân từ rất nhiều nơi trên thế giới đến để trao đổi, buôn bán hàng hóa.
Trong đó, tiêu biểu có một số nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Chính vì lẽ đó mà chùa Cầu Hội An cũng phảng phất nét kiến trúc của nền văn hóa Đông Á, khiến không ít du khách cảm tưởng như đang lạc giữa một thắng cảnh của xứ sở hoa anh đào.
Kiến trúc độc đáo “có một không hai” tại chùa cầu Hội An
Ấn tượng đầu tiên của du khách khi đến với ngôi chùa này có lẽ chính là kiến trúc cây cầu “Có một không hai”. Chùa cầu dài 18m, được lớp từ mái ngói âm dương, mang đậm nét văn hóa kiến trúc của Việt Nam.
Ở giữa lối đi lại được thiết kế kiểu cầu vồng với hai bên là hành lang hẹp, dùng làm nơi dừng chân sau một ngày thăm thú.
Do ngôi chùa được những nghệ nhân xứ sở mặt trời mọc xây dựng nên không có gì là khó hiểu khi kiến trúc chùa Cầu có sự hòa quyện tinh tế của văn hóa Nhật Bản.
Điều này được thể hiện rõ nét thông qua những bức tượng thú đứng chầu. Theo quan niệm xứ sở Phù Tang thì tượng chó và khỉ, mang ý nghĩa uy nghiêm, tôn kính nên thường được sử dụng cho việc thờ tự.
Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến cho rằng vì ngôi chùa được khởi công xây dựng vào năm Thân nhưng đến năm Tuất mới chính thức hoàn thiện nên 2 bức tượng khỉ và chó, mang hàm ý thời gian xây dựng chùa.
Dù cho mang ý nghĩa gì đi nữa thì cũng không thể phủ nhận những linh vật đó đã và đang góp phần bảo vệ sự tôn kính, linh thiêng của chùa cũng như là một mảnh ghép cổ điển độc đáo giữa lòng du lịch phố cổ.
Trước cổng chùa, nổi bật là 3 chữ Hán “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa “bạn phương xa đến” . Đây cũng chính là điển tích của chúa Nguyễn Phúc Chu để lại khi thăm Hội An, thấy ngôi chùa vô cùng ấn tượng nên đã đặt tên cho chiếc cầu vắt ngang qua sông Thu Bồn là “Lai Viên”.
Xem thêm bài viết Tổng hợp giá vé thăm quan Hội An
Tìm chút bình yên cho tâm hồn
Có không ít du khách khi thăm viếng chùa không khỏi băn khoăn tại sao mang danh là chùa nhưng lại không thờ Phật mà thay vào đó là thờ Bắc Đế Trấn Võ.
Bởi, đây là vị thần tượng trưng cho niềm vui và hạnh phúc cùng những khát vọng mà con người muốn gửi gắm đến đất trời, cầu mong mọi điều an lành sẽ đến.
Trải qua bao biến cố thăng trầm, ngôi chùa vẫn uy nghiêm, vẫn toát lên nét đẹp trầm mặc, nét đẹp như chính sự nhiệt tâm và dễ thương của những con người nơi đây.
Chính vì thế, ngôi chùa này thu hút nhiều du khách ghé thăm, để tìm chút bình yên cho tâm hồn, để cầu mong mọi sự an yên, hạnh phúc.
Với vẻ đẹp kiến trúc say đắm lòng người mà chùa Cầu Hội An đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Và đặc biệt hơn nữa, hình ảnh ngôi chùa được in trong tờ tiền polyme 20.000 đồng Việt Nam, chính là chùa Cầu ở Hội An.
Bấy nhiêu thôi cũng đủ để nói lên giá trị văn hóa to lớn của ngôi chùa bậc nhất xứ Quảng này mà bạn nhất định phải đến thăm một lần khi đặt chân đến phố cổ Hội An.